Xuất khẩu cá tra đạt 2 tỉ USD giữa khó khăn bủa vây người nuôi cá

Ngày 17-11, tại Đồng Tháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024.

Xuất khẩu cá tra đạt 2 tỉ USD giữa khó khăn bủa vây người nuôi cá - Ảnh 1.

Ông Phùng Đức Tiến – thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – phát biểu tại hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 tại Đồng Tháp – Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Xuất khẩu cá tra ước đạt 2 tỉ USD cuối năm 2024

Theo Cục Thủy sản Việt Nam, năm 2024, diện tích nuôi cá tra của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hơn 5.300ha, sản lượng 1,67 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đầu năm 1,56 tỉ USD, tăng 8,9% so với năm 2023, ước cuối năm cán mốc 2 tỉ USD.

  • Siết chặt cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất cá tra giống

  • Trung Quốc chi 21 triệu USD mua bong bóng cá tra Việt Nam, đấu thầu vẫn không đủ bán

Bà Tô Thị Tường Lan – phó tổng thư ký Hiệp hội VASEP – cho biết năm 2024, ngành hàng cá tra có nhiều cơ hội tích cực trong kết quả chống bán phá giá, lượng tồn kho tại các thị trường chính giảm, không dư thừa cá nguyên liệu, tín hiệu vui từ sự phục hồi nền kinh tế.

“Trong năm tới, thị trường Mỹ có nhiều cơ hội khi cá tra nằm trong nhóm sản phẩm được yêu thích.

Bên cạnh đó, thị trường Trung Đông rất tiềm năng do phụ thuộc nhiều vào nguồn cung thực phẩm từ nhập khẩu lên đến 80% hàng hóa lương thực, thực phẩm, tương đương 40 tỉ USD/năm”, bà Lan nói.

Xuất khẩu cá tra đạt 2 tỉ đô giữa khó khăn bủa vây người nuôi cá   - Ảnh 2.

Chế biến cá tra ở Đồng Tháp – Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Năm 2025 đột phá vào thị trường Halal

Bà Nguyễn Minh Phương – trưởng phòng, Vụ Thị trường châu Á, châu Phi thuộc Bộ Công Thương – cho biết giá thu mua nguyên liệu trong 11 tháng đầu năm 2024 với mức 26.000 – 27.000 đồng/kg, người nuôi cá khó có lợi nhuận.

“Việt Nam có khả năng xuất khẩu nông, thủy sản trên 50 tỉ USD/năm, đã xây dựng được các chuỗi cung ứng, đây sẽ là cơ hội xâm nhập vào thị trường Halal.

Tuy nhiên, thách thức hiện nay là không có một tiêu chuẩn Halal duy nhất được công nhận trên toàn thế giới; giấy chứng nhận không có giá trị vĩnh viễn, không được công nhận lẫn nhau ở tất cả các quốc gia, với tất cả mặt hàng”, bà Phương nói.

Tại hội nghị, ông Trần Văn Hùng – tổng giám đốc Công ty TNHH Hùng Cá (Đồng Tháp) – đề nghị các bộ, ngành trung ương có hỗ trợ cho doanh nghiệp về việc xây dựng vùng nuôi đạt chứng nhận giảm phát thải để xuất khẩu đa dạng hơn với các thị trường.

“Hiện nay phụ phẩm cá tra cũng được chúng tôi tận dụng chế biến sản phẩm đạt giá trị gia tăng rất cao. Theo tôi, năm 2022 – 2023 xuất khẩu khoảng 2,6 – 2,7 tỉ USD chứ không chỉ đạt 1,85 tỉ USD theo thống kê mặt hàng cá tra phi lê, riêng phụ phẩm khoảng 1,5 triệu tấn/năm.

Hiện doanh nghiệp cũng gặp khó do nguồn cung cá giống thiếu hụt, chưa có vùng giống cá tra tập trung, đề nghị ngành nông nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng vùng nuôi cá giống đạt chất lượng cao”, ông Hùng nói.

Ông Phùng Đức Tiến – thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – cho biết năm 2024, xuất khẩu thủy sản đạt 8,33 tỉ USD, ước cuối năm đạt 10,5 tỉ USD. Tăng trưởng xanh là xu thế không thể khác nên ngành nào đi trước sẽ có lợi thế trước.

“Trong năm tới cần tập trung đột phá vào thị trường Halal với hơn 2 tỉ dân được cho là chìa khóa mở ra cánh cửa cho xuất khẩu nông, thủy sản Việt Nam. Bên cạnh đó tận dụng tối đa phế phụ phẩm, áp dụng công nghệ tạo tạo ra giá trị gia tăng cho ngành hàng cá tra.

Giống quyết định năng suất chất lượng, tôi đề nghị tỉnh Đồng Tháp, An Giang tập trung cho công nghiệp giống cá tra, đảm bảo về quy mô, an toàn sinh học nhằm đáp ứng nhu cầu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước”, ông Tiến nhấn mạnh.

Xuất khẩu cá tra đạt 2 tỉ đô giữa khó khăn bủa vây người nuôi cá   - Ảnh 3.Xuất khẩu cá ngừ bứt phá nhưng cá tra, mực, bạch tuộc lại tuột nhẹ

Số liệu từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 5 tháng năm nay, thủy sản xuất khẩu đạt 3,6 tỉ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2023. Nổi trội nhất là cá ngừ, cua ghẹ…


Nguồn tuổi trẻ